Tổng quan bệnh Tiêu chảy
Tổng quan bệnh Tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày. Trẻ bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi.
Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm virus.
Nguyên nhân bệnh Tiêu chảy
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
- Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
- Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
- Khối u thần kinh - khối u thường xuất phát từ trong đường tiêu hóa.
- Bệnh Hirschsprung - là bệnh bẩm sinh có tình trạng khi trẻ được sinh ra bị thiếu các tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
- Xơ nang - Là bệnh di truyền dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan - một nhóm bệnh phức tạp đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường, được gọi là bạch cầu ái toan, trong các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa.
- Thiếu kẽm
Triệu chứng bệnh Tiêu chảy
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở Y tế khi trẻ có các triệu chứng:
- Chóng mặt
- Chuột rút
- Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn
- Sốt
- Phân có máu
- Khô, dính miệng
- Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
- Ít hay không có nước mắt khi khóc
- Da lạnh, khô da
- Mệt mỏi
Đường lây truyền bệnh Tiêu chảy
- Khi chạm vào phân của người bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khi chạm vào tã bẩn)
- Khi chạm vào đồ vật bị nhiễm phân của người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn và sau đó tay bị nhiễm chạm vào miệng hay thực phẩm.
- Sử dụng các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm
Đối tượng nguy cơ bệnh Tiêu chảy
Những trẻ sống trong gia đình nhiều thành viên, vệ sinh kém, trình độ học vấn của mẹ thấp, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng và trẻ không được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời… đều có nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao.
Người lớn bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Dưới đây là danh sách 5 loại thuốc uống phù hợp nhất đối với người trưởng thành bị tiêu chảy.
1. Thuốc trị tiêu chảy Codein
Codein còn có một số tên biệt dược khác là: Vinacode, Codalgin Forte, Efferalgan Codeine, Codaewon tab, Acetalvic – Codein 8,…
Thành phần chính của thuốc Codein là hoạt chất Codeine phosphate, có tác dụng làm giảm đau, làm khô nhu động ruột, giúp điều trị tiêu chảy.
Thuốc Codein chủ yếu được dùng để điều trị ho, giảm đau. Thuốc còn có tác dụng điều trị tiêu chảy.
Dùng thuốc Codein dài ngày có thể gây ra tình trạng táo bón.
Về liều lượng dùng, người bệnh tiêu chảy cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng thích hợp.
2. Thuốc trị tiêu chảy Loperamide
Thuốc Loperamide là một loại thuốc có công dụng điều trị tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Thuốc Loperamide không phải là thuốc bán theo đơn, người dùng có thể dễ dàng mua thuốc ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy Loperamide.
Thuốc Loperamide có các công dụng sau:
- Làm giảm tiết dịch đường tiêu hóa;
- Tác động vào những dây thần kinh ở ruột, làm giảm nhu động ruột;
- Tăng trương lực cơ thắt hậu môn;
- Kéo dài thời gian vận chuyển chất điện giải và dịch qua niêm mạc của ruột;
- Hạn chế làm mất nước, điện giải trong cơ thể.
Thuốc Loperamide có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, trướng bụng, buồn nôn, khô miệng, đau bụng.

Khi có ý định dùng thuốc Loperamide, người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Liều dùng của thuốc được các chuyên gia khuyến cáo là:
- Liều dùng khởi đầu: 2 viên/lần;
- Nếu tình trạng tiêu chảy vẫn còn: cách 4 – 6 tiếng, uống 1 viên/lần.
Liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc trị tiêu chảy Diarsed
Thuốc Diarsed là thuốc được bào chế ở dạng viên bao đường. Thuốc có tác dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy cấp.
Thuốc Diarsed có chứa hai thành phần chính sau: Atropin và Diphenoxylate. Hai chất này có tác dụng chống tiêu chảy và giúp kéo dài thời gian vận chuyển dịch, chất điện giải qua ruột, không để mất nước.
Thuốc Diarsed có tác dụng sau 2 giờ uống. Liều dùng của thuốc được khuyến cáo là:
- Tiêu chảy cấp: 2 viên/lần, trong liều dùng đầu tiên;
- Tiêu chảy mãn tính: 1 – 2 viên/ngày.
Lưu ý: liều dùng thuốc trên đây chỉ áp dụng cho người lớn và chỉ mang tính tham khảo. Không nên tự ý dùng thuốc Diarsed và cho trẻ em dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Diarsed là: khô miệng, buồn ngủ, phát ban ngoài da, đau đầu, trướng bụng, buồn nôn, nôn,… http://google.sm/url?q=https://tuthuoc24h.net/Người dùng cần khai báo với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào gây khó chịu trong thời gian dài.
4. Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol
Pepto-Bismol là thuốc điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén lẫn hỗn dịch uống.
Thuốc Pepto-Bismol thường được dùng để điều trị các bệnh sau:
- Tiêu chảy;
- Đau dạ dày;
- Buồn nôn;
- Khó tiêu;
- Ợ nóng.
Tác dụng chính của thuốc Pepto-Bismol vẫn là điều trị bệnh tiêu chảy. Thuốc được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Liều dùng của thuốc còn tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc điều trị tiêu chảy Pepto-Bismol có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:
- Khô miệng;
- Khát nước;
- Chóng mặt;
- Nhịp tim đập nhanh;
- Sưng miệng, môi hoặc lưỡi;
- Khó thở;
- Đau thắt ngực.
Người dùng cần phải khai báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng lạ nào trong quá trình dùng thuốc Pepto-Bismol.

5. Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril
Thuốc Racecadotril là thuốc được bào chế ở dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống. Thuốc có công dụng chính là để điều trị bệnh tiêu chảy cấp.
Thuốc Racecadotril còn có những tên biệt dược khác như Hidrasec, Resecadot,… Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzym enkephalinase trong cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến giảm tiết dịch, giảm làm mất chất điện giải và ngăn chặn tiêu chảy.
Thuốc Racecadotril thường gây ra một số tác dụng phụ như:
- Buồn ngủ;
- Táo bón;
- Nhức đầu;
- Choáng váng.
Liều dùng của thuốc Racecadotril là:
- Liều khởi đầu: 100mg;
- Nếu tình trạng táo bón vẫn còn: cách khoảng 8 giờ, uống 100mg;
- Lưu ý, không uống quá 400mg/ngày.
Thông tin về liều dùng trên đây của thuốc chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc và cho trẻ nhỏ dùng thuốc chữa tiêu chảy Racecadotril mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.